Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ?

Tác giả:
Ngày đăng: 31/01/2024
Cập nhật: 16/03/2024
Khi nói đến các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, Giãn dây chằng lưng là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Trong bài viết này, cùng KATA Tech tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng thường gặp, cũng như phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng. Từ đó, đọc giả có thể biết được giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi để có một tâm lý “khỏe mạnh”, giúp bạn nhanh chóng lấy lại được sự thoải mái và vận động tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Giãn dây chằng lưng là gì ?

Dây chằng lưng, bao gồm một hệ thống các mô liên kết chủ yếu là collagen, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự ổn định và hỗ trợ cho cột sống. Những dây chằng này không chỉ đóng vai trò bảo vệ cho cột sống mà còn giúp cố định vị trí của các khớp xương, qua đó có ảnh hưởng đến các chức năng vận động của cơ thể.

Trong trường hợp của giãn dây chằng lưng, chúng ta thấy rằng các dây chằng quanh vùng cột sống và lưng dưới bị kéo căng quá mức, mất đi khả năng phục hồi vốn có. Sự căng giãn này thường dẫn đến cảm giác đau, kèm theo tình trạng sưng và đỏ ở khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là vùng thắt lưng, do đặc tính của dây chằng là vừa dai vừa cứng.
 

Giãn dây chằng lưng ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể


Nguyên nhân giãn dây chằng lưng 

Để biết được giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi, việc nhận diện nguyên nhân gây ra bệnh là bước đầu tiên và cần thiết. Các yếu tố dẫn đến giãn dây chằng lưng có thể bao gồm:

  • Làm việc sai tư thế, hoạt động quá sức 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng giãn dây chằng lưng. Tư thế ngồi hoặc đứng không đúng trong thời gian dài cũng có thể gây áp lực lên cột sống và dây chằng, từ đó gây ra giãn dây chằng.

  • Chấn thương

Tác động mạnh từ các hoạt động thể thao, tai nạn lao động, hoặc rơi ngã có thể gây ra chấn thương trực tiếp lên cột sống. 

  • Tuổi tác

Với thời gian, dây chằng có thể trở nên kém đàn hồi và dễ tổn thương hơn, do đó người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn trong việc gặp phải tình trạng này.

  • Mang thai 

Do vùng lưng phải chịu áp lực của thai nhi nên phụ nữ mang thai có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng cao. 

Đôi khi, có những người thường xuyên trải qua cảm giác đau ở vùng thắt lưng, nhưng khi kiểm tra y tế, không có nguyên nhân rõ ràng hoặc bất kỳ bệnh lý cụ thể nào được phát hiện. Trong những trường hợp như vậy, nguyên nhân có thể liên quan đến yếu tố tâm lý hoặc stress, đặc biệt là do gánh nặng từ công việc đòi hỏi sức lao động hoặc áp lực cao. Đau lưng kéo dài không rõ nguyên nhân đôi khi lại xuất phát từ những yếu tố tâm lý này.
 

Nguyên nhân giãn dây chằng lưng

Triệu chứng giãn dây chằng lưng

Khi nói đến tình trạng giãn dây chằng lưng, việc nhận biết các triệu chứng đặc trưng là bước đầu tiên quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình mà người bị đau dây chằng lưng thường gặp phải: 

  • Đau đớn: Cảm giác đau là triệu chứng phổ biến nhất, thường cảm nhận được ở vùng lưng dưới. Đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, thường tăng lên khi vận động.

  • Sưng và viêm: Vùng bị tổn thương có thể sưng lên và cảm thấy nóng, đặc biệt là quanh khu vực dây chằng bị giãn.

  • Cúi gập, xoay người hay đứng lên ngồi xuống bị đau. 

  • Cứng cơ: Cảm giác cứng cơ ở lưng, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau một thời gian ngồi yên.

  • Thời tiết thay đổi thường xuất hiện những cơn đau nhức, tê buốt.

  • Một số người có thể nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt khi cố gắng di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

  • Cột sống bị lệch làm lưng mất đường cong tự nhiên.
     

Tìm hiểu triệu chứng giãn dây chằng lưng để có phương pháp điều trị hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà

Khi gặp phải tình trạng giãn dây chằng lưng, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị tại nhà không chỉ giúp giảm bớt cảm giác đau nhức mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả. Sau đây là 1 số Tip cách chữa dây chằng tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Mẹo chữa giãn dây chằng lưng đơn giản, nhanh chóng

  • Nghỉ ngơi: Đối với tình trạng đau lưng, việc nghỉ ngơi đúng cách là rất quan trọng. Bệnh nhân nên nằm trên một mặt phẳng cứng, giữ cho cơ thể duỗi thẳng, từ đầu đến vai, hông và gót chân tiếp xúc đều với giường. Tránh nằm trên nệm quá mềm hoặc cứng, để không gây áp lực lên cơ và các dây chằng.

  • Chườm lạnh: Áp dụng chườm lạnh là lựa chọn khôn ngoan khi giãn dây chằng, vì nó giúp giảm sưng, đau và kích thích dây chằng co lại, thay vì sử dụng nhiệt nóng có thể làm tăng tình trạng căng cơ. Việc chườm lạnh kết hợp với massage nhẹ nhàng có thể tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng.
     

Chườm lạnh giúp giảm sưng
 

  • Tập yoga: Luyện tập yoga không chỉ cung cấp lợi ích cho tinh thần, mà còn tạo ra sự linh hoạt xương khớp, cơ bắp và dây chằng. Từ đó hỗ trợ trong quá trình phục hồi sau chấn thương.
 

Tập yoga giúp xương khớp linh hoạt hơn
 

  • Massage hay xoa bóp: giúp giảm đau hiệu quả, cải thiện lưu thông khí huyết và giảm tình trạng tắc nghẽn.

  • Dùng thuốc: Trong trường hợp đau dữ dội, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết để giảm đau nhanh chóng và hỗ trợ quá trình phục hồi của dây chằng.

  • Nếu điều trị nội khoa không mang lại kết quả, can thiệp ngoại khoa có thể được xem xét, đặc biệt trong trường hợp đau lưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Các phương pháp khác như kéo giãn cột sống, sử dụng đai hỗ trợ lưng, chiếu đèn hồng ngoại, điều trị điện xung hay châm cứu cũng có thể được áp dụng trong quá trình điều trị, tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng

Bệnh nhân bị đau thắt lưng thường cho rằng không nên vận động mà chỉ nên nghỉ ngơi hay nằm thường xuyên. Phản tác dụng lại đó, người bệnh không bận động hay vận động sai tư thế là nguyên nhân chính gây đau dây chằng lưng. 

Bên cạnh việc điều trị theo định hướng của bác sĩ. Các bài tập vật lý hay các bài tập thể dục tại nhà có hiệu quả đáng kinh ngạc. Để bạn đọc không cần phải luôn băn khoăn về câu hỏi giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi, KATA Tech giới thiệu đến bạn 5 bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng hiệu quả tại nhà giúp bạn cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

1. Bài tập tư thế bánh xe 

Bài tập yoga tư thế bánh xe là một lựa chọn hiệu quả để giãn cơ và cột sống lưng, đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau do tổn thương dây chằng và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.

 - Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tập, gập hai đầu gối và đặt hai tay song song với cơ thể. Đặt lòng bàn tay xuống sàn, hướng cằm xuống ngực.

 - Bước 2: Nâng cao hông và lưng lên khỏi sàn càng cao càng tốt.

 - Bước 3: Thở sâu và duy trì tư thế trong 6 đến 8 hơi thở.

 - Bước 4: Trở về tư thế ban đầu khi thở ra và từ từ cuộn lưng xuống.
 

Bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng với bài tập tư thế bánh xe 

2. Bài tập tư thế nhân sư 

 - Bước 1: Nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng hai chân và chống hai tay xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau.

 - Bước 2: Dần dần nâng mặt và ngực lên cao khỏi sàn tập, nhưng vẫn giữ bụng chạm sàn, cằm hướng về phía trước.

 - Bước 3: Giữ tư thế này trong khoảng 10 - 15 giây, kết hợp với hít thở đều.
 

Bài tập tư thế nhân sư 

3. Tư thế con châu chấu 

Bài tập này giúp giảm đau lưng và tăng cường sức mạnh của nhóm cơ bị yếu:

 - Bước 1: Nằm sấp trên sàn tập, đặt hai tay song song bên hông và duỗi hai chân thẳng ra sau.

 - Bước 2: Hít vào chậm rãi và đồng thời nâng cao chân và phần thân trên lên cao, hai tay duỗi thẳng ra sau. Trọng lượng cơ thể được đặt lên phần bụng và xương sườn. Lưu ý: Giữ cho hai chân thẳng, không gập đầu gối.

 - Bước 3: Giữ tư thế này trong khoảng 45 giây đến 1 phút. Sau đó trở về vị trí ban đầu.
 

Tư thế con châu chấu 

4. Bài tập tư thế rắn hổ mang 

Bên cạnh giảm đau thắt lưng, bài tập còn hỗ trợ giảm mỡ thừa ở cùng eo. Mang lại cơ thể dẻo dai và khỏe khoắn. 

 - Bước 1: Để bắt đầu bài tập, bạn nằm úp xuống sàn tập, chống hai tay xuống sàn và đặt hai chân song song với nhau.

 - Bước 2: Hít thở sâu và từ từ sử dụng lực cánh tay để đẩy cơ thể thẳng lên, cố gắng nâng thắt lưng lên cao nhưng vẫn giữ phần lưng dưới chạm sàn.

 - Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 1 đến 2 phút. Trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác 4-5 lần.
 

Bài tập tư thế rắn hổ mang

5. Bài tập nghiêng vùng chậu

Thực hiện bài tập nghiêng vùng chậu có lợi ích trong việc giảm bớt lực nén lên các dây chằng ở phần lưng dưới, vùng thường xuyên phải chịu đựng trọng lực cơ thể và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, bài tập này còn góp phần duy trì sự dẻo dai cho cơ thắt lưng và tăng cường sức khỏe cho dây chằng lưng, qua đó hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của cơ thể.

 - Bước 1: Nằm nghiêng trên sàn, gập hai đầu gối và giữ chân thẳng, song song với mặt đất.

 - Bước 2: Nhẹ nhàng uốn lưng dưới để đẩy phần bụng lên trên. Giữ tư thế này trong 5 giây. Sau đó thư giãn các cơ lưng.

 - Bước 3: Tiếp tục giữ thẳng phần lưng và co bụng về phía sàn trong 5 giây, sau đó thư giãn.

 - Bước 4: Lặp lại động tác này 30 lần mỗi ngày.
 

Thuốc điều trị giãn dây chằng lưng

Khi điều trị giãn dây chằng lưng, việc sử dụng thuốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị giãn dây chằng lưng được sử dụng:

Việc áp dụng thuốc Tây y như Paracetamol và Tylenol được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị giãn dây chằng lưng. Những loại thuốc này chủ yếu giúp làm giảm đau, chống viêm, giảm sưng và giảm cảm giác căng cứng ở vùng bị tổn thương.

Tuy vậy, sử dụng các loại thuốc giảm đau Tây y cần được thực hiện một cách cẩn trọng và không nên quá phụ thuộc vào chúng, vì việc sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và dạ dày. Các loại thuốc này thường chỉ được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp cần giảm đau ngắn hạn.

Bên cạnh đó, tùy theo từng tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giãn dây chằng, bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc bổ sung như:

Thuốc chứa Glucosamine: Hợp chất này, tự nhiên có trong mô đệm của khớp, giúp bôi trơn và giảm ma sát cho dây chằng, khớp và gân.

Thuốc chứa Collagen Type 1 và Mucopolysaccharides: Với 90% cấu trúc dây chằng là collagen, sự bổ sung của thành phần này là thiết yếu. Mucopolysaccharides cũng góp phần quan trọng trong việc cấu tạo sợi collagen.

Thuốc chứa Chondroitin sulfate: Chondroitin không chỉ giúp ức chế enzym gây ra thoái hóa sụn khớp và dây chằng mà còn được sử dụng trong các loại thuốc mỡ để bôi ngoài da.
 

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi

Vậy cùng nếu không may bạn đang bị giãn dây chằng lưng thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc: “Bị giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi”. Câu trả lời là: Trong trường hợp nhẹ của tình trạng giãn dây chằng lưng, thường không cần can thiệp y tế nặng nề và có thể phục hồi tự nhiên trong khoảng từ 1 đến 2 tuần, nếu như tuân thủ một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thích hợp và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trong các trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng, việc can thiệp từ các chuyên gia y tế về cơ xương khớp là cần thiết. Tùy vào mức độ tổn thương cụ thể, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, và thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng, tuân theo các phương pháp trị liệu truyền thống.
 

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi

Kết luận 

Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc áp dụng đúng cách các phương pháp điều trị và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục, chúng tôi hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi và trở lại cuộc sống hàng ngày mà không bị ảnh hưởng bởi đau đớn hay bất tiện từ giãn dây chằng lưng. Đừng quên, việc chăm sóc bản thân và phòng tránh là chìa khóa để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa các chấn thương không đáng có. 

xem thêm
NHỮNG BỆNH KHÔNG NÊN ĐI BỘ TRÁNH BIẾN CHỨNG SỨC KHỎE NGUY HIỂM

0353697777
Yêu cầu tư vấn