Làm sao để hết nọng cằm nhanh chóng?
Nọng cằm là gì? Tại sao lại có nọng cằm?
Để có cái nhìn rõ nét nhất về nọng cằm cũng như là tìm hiểu về nguyên nhân hình thành nên nọng cằm. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích nọng cằm là gì và vì sao lại xuất hiện nọng cằm.
Nọng cằm là gì?
Nọng cằm là một lượng mỡ tích lũy dưới cằm, tạo ra hình ảnh như một chiếc cằm thứ hai. Điều này thường khiến cho người mắc nọng cằm cảm thấy không tự tin với vẻ ngoài của mình, vì mất đi sự thanh thoát và thon gọn trên khuôn mặt. Theo quan niệm về thẩm mỹ, một khuôn mặt có đặc điểm gọn gàng và thanh tú mới được xem là đẹp. Vì thế, những người gặp phải vấn đề nọng cằm thường tìm kiếm cách giảm bớt mỡ thừa dưới cằm một cách hiệu quả, đặc biệt là thực hiện được tại nhà.
Tại sao lại có nọng cằm?
Vậy tại sao lại có nọng cằm? Nọng cằm có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
-
Yếu tố di truyền: Nguyên nhân nọng cằm đầu tiên đó là do di truyền. Một số người có nọng cằm do cấu trúc xương và khuôn mặt được di truyền từ cha mẹ.
-
Tuổi tác: Nhiều người bắt đầu phát hiện nọng cằm khi già đi. Theo thời gian, sự chuyển hóa trong cơ thể giảm đi nhưng quá trình tích mỡ lại tăng lên, đặc biệt ở những vùng như dưới cánh tay, bụng và đùi, dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa dưới da, gây ra nọng cằm.
-
Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì thường tích lũy mỡ dưới da nhiều hơn, dẫn đến sự xuất hiện của nọng cằm.
-
Tư thế xấu: Nằm hoặc ngồi trong thời gian dài ở tư thế không đúng cũng có thể góp phần tạo ra nọng cằm.
Vì vậy, việc giảm bớt nọng cằm không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn liên quan đến sức khỏe và tình trạng cơ thể.
Vậy thì nọng cằm có tốt không? Ở trường hợp nọng cằm ở mức độ nhẹ thường chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các biểu hiện bao gồm co kéo cơ mặt, sự xệ cơ, da nhăn nheo, lão hoá sớm và khuôn mặt trông già hơn.
Trong những trường hợp nọng cằm to bất thường, các lớp mỡ thường chèn ép vào vùng cổ. Đồng thời, lượng mỡ này cũng có thể gây cản trở sự lưu thông không khí vào phế quản, gây ra hiện tượng ngáy to và thậm chí có thể gây khó thở.
Làm sao để hết nọng cằm?
Khi đã hiểu rõ về nguyên nhân hay những tác nhân nào gây nên nọng cằm, vậy làm sao để hết nọng cằm? Dưới đây là một số cách hết nọng cằm nhanh nhất, các bạn cùng tham khảo nhé:
Thiết kế chế độ ăn uống lành mạnh
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh là bước quan trọng trong việc giảm mỡ thừa tích tụ dưới cằm. Kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn khoa học và việc tập thể dục thường xuyên sẽ mang lại kết quả giảm nọng cằm lâu dài.
Để thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên:
-
Tăng cường ăn rau quả và trái cây hàng ngày, giảm thiểu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
-
Ưu tiên sử dụng sữa ít béo và chọn lựa ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế.
-
Luân phiên giữa ăn thịt gia cầm và cá thay vì tập trung chỉ vào thịt đỏ.
-
Sử dụng các loại chất béo lành mạnh như bơ, hạt, dầu ô liu và tránh tiêu thụ quá nhiều đường cũng như thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.
Massage cằm
Massage mặt, cằm là một cách làm giảm nọng cằm tại nhà và là phương pháp được nhiều người áp dụng để có được khuôn mặt V-line mơ ước đồng thời giảm mỡ thừa dưới cằm. Phương pháp này giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu dưới da, thúc đẩy sản sinh collagen, đồng thời cải thiện độ đàn hồi, độ ẩm và sức khỏe tổng thể của làn da. Để giảm nọng cằm, bạn có thể tập trung vào việc massage vùng cổ, cằm và hai bên hàm theo các bước sau:
-
Rửa tay sạch sẽ và làm ấm 2 lòng bàn tay bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau.
-
Bạn có thể sử dụng tay không hoặc kết hợp với tinh dầu, nước hoa hồng hoặc dầu dừa để massage và chăm sóc da đồng thời.
-
Dùng hai bàn tay vuốt ngược từ phía cổ lên cằm, lặp lại động tác này khoảng 30 lần.
-
Sử dụng tay phải vuốt từ bên trái sang phải và tay trái vuốt từ bên phải sang trái đối với vùng dưới cằm, vuốt xen kẽ giữa hai bên, lặp lại tổng cộng 60 lần.
-
Dùng hai lòng bàn tay chụm lại từ phía cằm và vuốt sang hai bên hàm từ dưới lên trên để nâng cơ và giảm chảy xệ.
-
Nếu muốn massage toàn bộ khuôn mặt, bạn có thể thực hiện các động tác massage cho má, mũi, thái dương và trán, sau đó lặp lại từ đầu.
Cố gắng thực hiện mỗi động tác massage ít nhất 30 lần, cho đến khi vùng nọng cằm và các vùng khác có cảm giác ấm lên, điều này có nghĩa là mỡ thừa đang được đốt cháy.
Những bài tập giảm nọng cằm
Sau đây là những bài tập giảm nọng cằm được rất nhiều chuyên gia khuyến cáo luyện tập:
- Bài tập nhấn lưỡi.
Bạn bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng, đầu ngửa ra sau tối đa, mặt hướng lên trần nhà. Đóng miệng lại và nhấn lưỡi vào vòm miệng phía trên trong 5 giây. Sau đó, từ từ cúi gập đầu xuống để cằm chạm vào ngực, vẫn giữ cho lưng thẳng, lưỡi vẫn nhấn vào vòm miệng phía trên và giữ trong 5 giây. Cuối cùng, thư giãn lưỡi và thẳng cổ, sau đó nghỉ 5 giây trước khi lặp lại động tác này cho đến khi hoàn thành 20 lần.
- Bài tập hôn trần nhà
Hôn trần nhà là một phương pháp giảm nọng cằm tại nhà khá đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện hàng ngày. Để thực hiện bài tập này, bạn cần ngửa mặt lên trần nhà và đầu ngửa ra sau càng hết sức có thể. Đôi môi của bạn cần được kéo lên cao hết cỡ để căng thẳng cơ cổ, cơ dưới cằm và cơ hàm. Khi bạn cảm nhận được các cơ đều căng hết cỡ, hãy giữ nguyên tư thế hôn trần nhà trong 10 giây, sau đó thả lỏng miệng và đầu trở về vị trí ban đầu để thư giãn. Sau khi nghỉ khoảng 5 giây, tiếp tục lặp lại động tác này 20 lần.
- Bài tập nghiêng đầu
Bài tập giảm nọng cằm nghiêng đầu không chỉ giúp đốt cháy mỡ ở vùng này mà còn tăng độ đàn hồi cho da ở vùng cổ và nâng cơ vùng mặt để ngăn chặn sự chảy xệ của nọng cằm. Cách thực hiện bài tập như sau:
-
Ngồi thẳng lưng, đảm bảo đầu, cổ và cột sống tạo thành một đường thẳng.
-
Nghiêng đầu sang phải hết cỡ sao cho tai chạm vai phải.
-
Sử dụng bàn tay phải đặt lên vùng tai và má, tạo lực tác động ngược lại với lực nghiêng của đầu và giữ tư thế này trong 10 giây.
-
Từ từ trở về vị trí ban đầu, sau đó thực hiện tương tự cho bên trái.
- Bài tập dùng miệng nâng thìa
Một phương pháp dễ dàng áp dụng để giảm nọng cằm là nâng thìa bằng miệng. Động tác này giúp làm săn chắc phần dưới cằm và gò má, cũng giảm thiểu rãnh cười. Bạn cần chuẩn bị một cái thìa sạch, sau đó ngậm cán thìa trong miệng. Sử dụng cơ hàm thay vì răng để nâng thìa lên cao nhất có thể. Khi thìa đạt đến vị trí cao nhất, bạn giữ nguyên trong khoảng 10 giây, sau đó hạ thìa xuống và lặp lại động tác này 10 lần. Bạn có thể thực hiện động tác này vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Kết luận
Bằng việc thực hiện các bài tập trong bí quyết làm sao để hết nọng cằm trên đây các bạn sẽ không còn nỗi lo xuất hiện “cằm thứ hai” nữa. Chúc các bạn tập luyện hiệu quả và giữ gìn được vóc dáng theo ý mình.