Mẹo Chữa Chân Vòng Kiềng Cho Mọi Lứa Tuổi
1. Tại sao lại có dáng đi chân vòng kiềng?
1.1. Như thế nào là chân vòng kiềng?
Chân vòng kiềng có thể dễ dàng được nhận biết khi bạn đứng thẳng và khép hai mắt cá chân lại với nhau nhưng đầu gối bạn lại không chạm vào nhau. Đặc điểm của chân vòng kiềng thường là đối xứng giữa hai chân.
1.2. Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng
-
Ngồi khoanh chân: Thói quen này rất phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á, nhưng nó không tốt cho sức khỏe của chân. Khi ngồi khoanh chân, phần mắt cá chân dưới phải chịu lực nhiều hơn, và đầu gối bị kéo căng, dễ gây tổn thương.
- Dồn trọng tâm vào một chân khi đứng: Đây cũng là một thói quen phổ biến gây ra chân cong. Khi dồn bạn trọng tâm vào một chân, chân đó phải chịu lực nhiều hơn, dễ tổn thương và gây chân cong.
-
Ngồi xổm: Mặc dù đây là một thói quen rất phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng lại là lý do khiến chân càng bị vòng kiềng hơn. Phần mắt cá chân của bạn lúc này phải trở thành nơi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể, từ đó làm thay đổi hình dạng xương và gây đau nhức.
- Ngồi vắt chéo chân: Thói quen này làm cho phần hông bị lệch, gây ra nghiêng xương chậu, và có thể gây đau lưng và mỏi chân cho bạn. Việc giữ trọng tâm đều đặn trên cả hai chân khi đứng có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ chân cong.
-
Bệnh còi xương: Thiếu hụt Vitamin D làm cơ thể bạn không hấp thụ canxi đủ, làm cho xương trở nên mềm và yếu, gây ra chân cong.
-
Bệnh Blount: Bệnh này làm cho xương phát triển một cách không bình thường, đặc biệt là ở xương đầu gối, có thể dẫn đến chân cong.
-
Bệnh lùn: Cũng có thể gây ra chân cong do các rối loạn chuyển hóa xương và sụn.
- Bệnh Paget: Đây là một rối loạn chuyển hóa xương gây ra việc tái tạo xương không đúng cách, dẫn đến chân cong.
1.3. Ảnh hưởng chân vòng kiềng có nguy hiểm không?
Điều này có thể làm nền tảng cho các bệnh như đau khớp, viêm khớp và sự mất cân bằng. Các triệu chứng của các bệnh cơ xương khớp ở phần dưới của người có chân vòng kiềng thường nặng hơn. Nguyên nhân là do xương khớp trở nên nhạy cảm và có những tổn thương tích tụ sau thời gian dài.
2. Mẹo chữa chân vòng kiềng ở mọi lứa tuổi
2.1. Cách chữa chân vòng kiềng cho bé
Việc sử dụng đai nẹp chân vòng kiềng có thể hữu ích trong một số trường hợp, nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của chân bé. Trước khi bắt đầu sử dụng nẹp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ chỉnh hình để xác định loại nẹp phù hợp và thời gian sử dụng.
Điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ cũng là phương pháp quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D sẽ giúp quá trình phát triển xương và tăng liên kết mô xương diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời tối ưu hóa phác đồ điều trị chính.
2.2. Thực hiện các bài tập giúp chân thẳng cho nam nữ
#Toes-In Squat
-
Đầu tiên bạn hãy đứng thẳng hai chân rộng bằng vai và dần xoay cổ chân vào trong để 2 đầu ngón chân cái hướng vào nhau
- Sau đó, bạn hãy Squat xuống càng thấp càng tốt và vươn thẳng tay về phía trước để giữ thăng bằng.
#Figure Four Stretch
-
Nằm ngửa trong tư thế cong đầu gối lên, đặt 2 bàn chân lên mặt sàn.
-
Sau đó, bạn nhấc chân phải lên sao cho cổ chân phải đặt trên đầu gối chân trái. Hai tay ôm lấy đùi trái sao cho bắp chân trái song song với mặt sàn.
-
Tiếp tục đưa tay lên đầu gối chân trái và thực hiện kéo chân về phía ngực
- Duy trì tư thế trong 30 giây rồi chuyển sang bên kia.
#Squat
-
Đứng thẳng, hai tay nắm chặt vào nhau và giữ ở phía trước ngực, đặt hai mũi chân chạm vào nhau.
- Dần dần hạ cơ thể xuống thấp sao cho hai đầu gối tiếp xúc với nhau, giữ phần thân trên cơ thể vẫn giữ nguyên. Bạn hãy giữ vị trí này khoảng 2-3 giây và thực hiện 2-3 lần sau đó quay lại tư thế ban đầu.
#Bài tập ép chân
-
Bước 1: Giữ tư thế chuẩn bị ở dáng ngồi khoanh chân và thẳng lưng. Duỗi một chân ra phía trước và dùng tay nắm lấy mũi chân, từ từ cong lưng và hạ thấp cơ thể xuống.
- Bước 2: Giữ chân thẳng và cố gắng hạ cơ thể xuống thấp nhất có thể. Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây trước khi chuyển sang làm tương tự với chân còn lại.
3. Biện pháp phòng ngừa chân vòng kiềng bạn nên biết
-
Tắm nắng sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ vitamin D, làm giảm nguy cơ các vấn đề về xương như còi xương và chân vòng kiềng. Thời gian tốt nhất để bạn tắm nắng là vào buổi sáng sớm (khoảng 7-8 giờ sáng) trong khoảng 20-30 phút.
-
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và điều trị chân vòng kiềng. Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn luôn bao gồm các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, hải sản, và rau xanh. Vitamin D3 hỗ trợ hấp thu canxi, còn MK7 (vitamin K2) giúp vận chuyển canxi vào xương.
-
Hãy tránh ngồi khoanh chân hoặc ngồi xổm, vì những thói quen này có thể gây áp lực không mong muốn lên đầu gối và tăng nguy cơ phát triển chân vòng kiềng. Thay vào đó, đảm bảo bạn luôn ngồi và đứng đúng tư thế, giữ cho lưng thẳng và chân không chồng lên nhau.
-
Điều chỉnh dáng đi bộ cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa chân vòng kiềng hiệu quả mà bạn nên chú ý. Tư thế đi bộ đúng bao gồm việc bạn phải giữ thân người, bụng và eo thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Hai tay thả lỏng, đung đưa tự nhiên ở hai bên cơ thể mình, ngón chân hơi hướng ra ngoài hoặc thẳng về phía trước, và sải bước đều đặn.
- Massage chân sau khi ngồi hoặc đứng lâu giúp lưu thông máu và điều chỉnh dáng chân. Tắm hàng ngày thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, kết hợp massage trong khi tắm sẽ cải thiện hình dạng chân nhanh chóng.