Tìm hiểu tổng quan mindfulness là gì và cách thực hành

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 11/05/2024
Cập nhật: 11/05/2024
“Mindfulness là gì?” chính là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu tiên tiếp xúc với khái niệm này. Ở Việt Nam, mindfulness còn có một tên gọi khác là chánh niệm. Nhìn chung, Mindfulness mang những ý nghĩa khá trừu tượng, nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho chúng ta, đặc biệt là về mặt tâm trí.
Tìm hiểu tổng quan mindfulness là gì và cách thực hành
Là một trong những “phẩm chất” tự nhiên của con người, chánh niệm luôn có mặt sẵn trong mọi thời điểm khi mà chúng ta dành thời gian quan tâm đến nó. Quá trình thực hành Mindfulness là khi chúng ta đang tạo dựng một không gian đầy tính nghệ thuật cho bản thân mình: không gian để suy nghĩ, không gian để thở, không gian nằm giữa chúng ta và phản ứng của cơ thể,... Hãy cùng với KATA Technology tìm hiểu kỹ hơn về mindfulness là gì qua bài viết này nhé!

1. Tổng quan chung mindfulness là gì? 

Trước khi tìm hiểu mindfulness là gì, bạn nên biết rằng khái niệm này đang ngày một trở nên phổ biến hơn tại các quốc gia phát triển, những nơi mà đời sống tinh thần thường gắn liền với nhiều căng thẳng. Chúng ta xem xét mindfulness giống như một cách tiếp cận, giúp chúng ta trở lại với bản ngã của chính mình và những cân bằng trong cuộc sống.

1.1 Khái niệm mindfulness 

Vậy mindfulness là gì? Trong thuật ngữ của Phật giáo, mindfulness (chánh niệm) còn được hiểu như một trạng thái “tỉnh giác” và cẩn trọng trong từng ý nghĩ, lời nói và hành vi. Người theo chánh niệm sẽ chú tâm vào những giây phút hiện tại để biết mình đang làm gì, đang ở đâu và không vọng tưởng đến những chuyện chưa tới. 
Tổng quan chung mindfulness là gì? 
Mindfulness còn giúp cho bạn có thể kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc cũng như tránh phạm phải những sai lầm không đáng có, khiến cho bản thân tự tin hơn. Tất cả những hình thức thực hành mindfulness đều có chung 4 đặc điểm như sau:
  • Ý định: Mỗi người đều phải mong muốn và tích cực trau dồi khả năng nhận thức bởi điều này không thể xảy ra thụ động.

  • Duy trì: Việc duy trì chánh niệm là hoạt động cần thực hành lặp đi lặp lại và bạn nên đưa vào trong cuộc sống hằng ngày.

  • Chú ý: Chánh niệm hiện diện trong thời điểm hiện tại, đòi hỏi nhận thức của bạn phải thật tập trung.

  • Thái độ: Bạn nên tiếp cận chánh niệm với sự tò mò, không phán xét và đặc biệt tử tế đối với bản thân cũng như những người khác.

1.2. Lợi ích cốt lõi của mindfulness 

Vậy những lợi ích quan trọng nhất của mindfulness là gì? Theo đó, khi chánh niệm, chúng ta sẽ phần nào giảm bớt sự căng thẳng, cũng như nâng cao hiệu suất làm việc. Hơn nữa, bạn cũng sẽ rèn luyện được cái nhìn và nhận thức sâu sắc, thông qua việc quan sát bên trong chính mình. Những lợi ích cốt lõi của mindfulness phải kể tới bao gồm:
Lợi ích cốt lõi của mindfulness là gì?
  • Giảm thiểu căng thẳng, điều hòa cảm xúc và tăng cường sự gắn kết với những mối quan hệ xung quanh

  • Cải thiện trí nhớ, giấc ngủ và khả năng tập trung làm việc, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới cho các vấn đề

  • Cải thiện, nâng cao sức khỏe tinh thần nhằm loại bỏ các triệu chứng rối loạn lo âu và giúp bạn hài lòng hơn với thế giới quan

  • Đẩy mạnh khả năng quản lý, lãnh đạo để đối phó với những áp lực và giao tiếp với mọi người

1.3. Tại sao nên học cách thực hành mindfulness?

Khi thực hành mindfulness là bạn đang trong trạng thái “thức tỉnh”, giúp bạn đặt sự chú tâm có chủ đích của mình đối với thực tại và bỏ qua những phán xét, bao gồm:

  • Trong thực tại: Việc thực hành chánh niệm giúp bạn tập trung sâu hơn vào cuộc sống trong thực tại, để có thể cảm nhận được sự an yên, thanh thản từ bên trong.

  • Không phán xét: Tâm trí bạn thường bị xáo động, sân si và quan tâm thái quá đến những vấn đề đôi khi không liên quan tới cuộc sống của mình. Dần dần, cảm giác đó sẽ hình thành nên một thói quen xấu và khiến bạn bực bội, tiêu cực.

  • Sự chú tâm: Khi chú tâm, bạn sẽ cảm nhận được rằng tâm trí bản thân đang lạc trôi vào quá khứ hoặc tương lai. Sau đó, bạn được trở về thực tại để sống một cách đúng đắn và tích cực hơn.
Tóm lại mindfulness meditation là gì? Nói một cách dễ hiểu thì đây là phương thiền chánh niệm, nhằm mục đích cải thiện tâm trí và chất lượng cuộc sống. Xã hội ngày nay khiến nhiều người phải chạy theo những thước đo chuẩn mực, vô tình làm bạn mất đi những giá trị sống đích thực. 

Vì vậy, ngoài sức khỏe thể chất, bạn còn cần chăm lo cho cả sức khỏe tinh thần để luôn giữ được trạng thái ổn định và lạc quan hơn. Nhiều người đã tìm đến mindfulness bởi nhận thấy được những lợi ích to lớn của phương pháp này. Dưới đây là một vài hướng dẫn tự rèn luyện mindfulness hằng ngày.

2. Hướng dẫn những cách tự thực hành mindfulness hàng ngày 

Để thực hành mindfulness hằng ngày, bạn cần lên kế hoạch và xây dựng cho bản thân một lối sống và những thói quen mang tính “thức tỉnh”. Dưới đây là một vài hướng dẫn phương pháp hữu hiệu cho bạn tự rèn luyện:
Hướng dẫn những cách tự thực hành mindfulness hàng ngày 

2.1. Xây dựng thói quen nhận thức suy nghĩ và cảm xúc

Việc tạo nên một thói quen suy nghĩ và cảm xúc có cấu trúc và hướng đi phù hợp sẽ giúp bạn cảm nhận được thêm về mindfulness là gì cũng như kết hợp vào đời sống thường nhật. Bạn nên chia thời gian thành những thời điểm cụ thể trong ngày để thực hành chánh niệm, chẳng hạn như buổi sáng sớm, ngay sau khi thức dậy hoặc ban đêm trước khi đi vào giấc ngủ.

2.2. Thực hành mindful eating - Ăn trong chánh niệm

Một trong những khía cạnh thường bị bỏ qua của chánh niệm đó chính là thực hành mindfulness eating - việc ăn uống trong chánh niệm. Nhiều người trong chúng ta thường ăn một cách vội vã nhưng lại hầu như không tập trung cảm nhận hương vị, kết cấu và mùi vị của món ăn. 
Thực hành mindful eating - Ăn trong chánh niệm
Việc ăn uống chánh niệm sẽ khuyến khích chúng ta biết cách thưởng thức từng miếng ăn, ăn chậm rãi, từ tốn và thực sự đánh giá cao về món ăn của mình. Phương pháp thực hành này không chỉ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn, mà nó còn có mối liên hệ sâu sắc đối với những nhu cầu thiết yếu của cơ thể.

2.3. Đi bộ trong chánh niệm 

Mục đích chính của bài tập đi bộ trong chánh niệm không phải là xóa sạch tất cả những suy nghĩ, mà chỉ đơn giản là bạn tập trung tâm trí vào việc đi bộ. Bài tập này cũng được thiết kế để giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về những khoảnh khắc hiện tại, đồng thời tạo một khoảng cách tốt nhất giữa bạn và phản ứng cảm xúc tức thời. 
 Đi bộ trong chánh niệm 
Trong khi thực hành đi bộ chánh niệm, hãy xem bước chân như là mỏ neo. Khi bạn bị những suy nghĩ khác làm phân tâm, chỉ cần quay trở lại với chiếc “mỏ neo” của mình

2.4. Thiền mindfulness, quan sát hơi thở  

Thiền định hay quan sát hơi thở cũng là một trong những phương pháp luyện tập và thực hành mindfulness phổ biến và hiệu quả nhất. Cuộc sống hiện đại bộn bề khiến bạn bị cuốn theo dòng chảy của công việc, các sự kiện,... Đôi khi bạn quên đi mất mình là ai, đang làm gì hoặc ở đâu,... 
Thiền mindfulness, quan sát hơi thở  
Việc quan sát hơi thở vào - ra một cách chú tâm và nghiêm túc sẽ giúp bạn nâng cao ý thức của mình để quay trở về với thực tại. Cách thiền này sẽ đưa thân thể và tâm hồn về cùng một thể thống nhất với nhau.

3. Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm 

Để có thể rèn luyện và hiểu thêm về mindfulness là gì, KATA Tech sẽ đưa ra cho bạn một vài mẹo nhỏ, giúp khả năng chánh niệm được hoàn thiện hơn.
  • Mẹo thứ nhất: Tập luyện chăm chỉ hằng ngày

Như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn cần phải có sự “tỉnh giác” một cách nhất quán và đều đặn. Cơ bản chúng ta đang tua lại bộ não và thay đổi kiểu suy nghĩ, cảm giác cũng như hành vi đã từng ăn sâu vào tiềm thức và cơ thể.
Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm - Tập luyện chăm chỉ hằng ngày
Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã thực hành chánh niệm từ lâu, hãy cố gắng phân bổ thời gian hợp lý để có thể thiền định. Nếu cảm thấy khó khăn khi ngồi, bạn có thể đi bộ trong chánh niệm. Hãy sẵn sàng luyện tập mỗi ngày, cho dù đó chỉ là trong vài phút.
  • Mẹo thứ hai: Nuôi dưỡng lòng từ bi và chấp nhận bản thân mình

Chánh niệm cũng là phương pháp dùng làm nuôi dưỡng lòng từ bi và chấp nhận bản thân. Có những người nội tâm gay gắt hoặc xấu hổ vì một số phần của bản thân, họ không thể chấp nhận được hoặc lo sợ. Lòng từ bi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về chính mình, từ đó chấp nhận và vươn lên.
Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm - Nuôi dưỡng lòng từ bi
Việc tập trung vào hơi thở và tạo ra nhận thức không phản ứng chỉ được xem như là một điểm khởi đầu hay bước chân đầu tiên trong quá trình tìm hiểu mindfulness là gì.
  • Mẹo thứ ba: Đem chánh niệm vào trong những hoạt động thường nhật

Nhiều người tham gia những khóa tu chánh niệm, thực hiện ngồi và đi bộ trong thiền định yên tĩnh trong nhiều ngày. Họ đã tìm thấy sự thanh thản, yên bình trong vẻ đẹp và tĩnh lặng của mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, khi họ trở về nhà lại bị cuốn vào guồng quay cuộc sống, khiến họ bị mất tập trung và thoát ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm
Để có thể duy trì được trạng thái “tỉnh giác”, cách tốt nhất là bạn nên đưa chánh niệm kết hợp vào trong cuộc sống hằng ngày, vào bất kể hoạt động nào bạn tham gia, ví dụ như:c hạy bộ, đi bộ hoặc đạp xe; tắm rửa, nghỉ ngơi; nuôi dạy con cái...
  • Mẹo thứ tư: Đúc rút những kinh nghiệm từ những giảng viên chánh niệm

Đã có rất nhiều tác giả nổi tiếng viết hàng loạt những cuốn sách tuyệt vời về chánh niệm và hoạt động tâm linh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể đọc để hiểu biết hơn về chánh niệm và không thể thay thế cho việc thực hành. Hãy tìm một vài tác giả hoặc giáo viên - những người có thể giúp bạn đào sâu và mở rộng hơn việc thực hành chánh niệm của mình.
Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm
  • Mẹo thứ năm: Tìm đến một cộng đồng chánh niệm

Mặc dù thiền có thể chỉ là một trải nghiệm riêng, nhưng lại giúp cho chúng ta nâng cao năng lực kết nối đối với những người xung quanh. Đồng thời, việc thực hành mindfulness sẽ trở nên hữu ích và hiệu quả hơn nếu nhận được được sự hỗ trợ và sẻ chia kinh nghiệm từ cộng đồng chánh niệm.
Một số mẹo giúp rèn luyện khả năng chánh niệm - Tìm một cộng đồng chánh niệm
Sự giúp sức và học hỏi lẫn nhau mới chính là vấn đề quan trọng cần hướng đến. Ý thức trong cộng đồng và kinh nghiệm được chia sẻ cũng sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng trong quá trình luyện tập chánh niệm hằng ngày.

4. Lời kết

Kết thúc chủ đề về chánh niệm, hy vọng rằng bài viết trên của KATA Tech đã mang đến cho bạn bức tranh tổng thể về khái niệm mindfulness là gì. Cuộc sống không chỉ đơn giản là một chặng đường để vượt qua, mà nó còn là một hành trình dài để thưởng thức. Bạn sẽ thấy rằng mọi thứ xung quanh mình đều có ý nghĩa và giá trị riêng, khi đặt tâm trí vào hiện tại và sống “tỉnh thức”. Có thể nói, mindfulness chính là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa của bình yên và thịnh vượng trong cuộc sống.
0353697777
Yêu cầu tư vấn