Tác Hại Của Kẹo Ngủ Melatonin Không Phải Ai Cũng Biết
Kẹo ngủ melatonin dường như trở thành “cứu cánh” hoàn hảo trong xã hội hiện đại thời nay khi mà mất ngủ đã là nỗi ám ảnh của nhiều người. Dù vậy tác hại của kẹo ngủ melatonin vẫn được cảnh báo trong nhiều trường hợp lạm dụng kẹo thường xuyên.

So với các loại thuốc ngủ truyền thống, kẹo ngủ melatonin được đánh giá là an toàn hơn, tuy nhiên sẽ ra sao nếu chúng ta dùng lâu dài hay lạm dụng chúng? Bài viết ngày hôm nay của KATA Technology sẽ giúp bạn tìm hiểu về tác hại của kẹo ngủ melatonin để có cái nhìn khách quan hơn cũng như biết cách sử dụng loại thực phẩm chức năng này phù hợp nhé!
1. Kẹo ngủ melatonin là gì?
Kẹo ngủ melatonin là một loại thực phẩm chức năng được bào chế theo hình dáng và hương vị giống kẹo dẻo, thường có màu sắc bắt mắt và mùi thơm dễ chịu. Như tên gọi, trong thành phần của loại kẹo này thường chứa hàm lượng melatonin nhất định mang tác dụng cải thiện giấc ngủ cho những người hay bị khó ngủ, mất ngủ.
Nhắc về melatonin, đây là một loại hormone tự nhiên mà cơ thể thường tự sản xuất để điều chỉnh nhịp sinh học cân đối. Thông thường, hormone melatonin được tiết ra vào buổi tối tạo nên cảm giác buồn ngủ cho chúng ta để chuẩn bị cho giấc ngủ tự nhiên. Thế nhưng lại có một số người, cơ thể không tiết đủ lượng melatonin dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ trầm trọng.

Lúc này, dung nạp kẹo ngủ chính là một cách bổ sung hormone dẫn ngủ này để đưa cơ thể vào trạng thái dễ ngủ hơn. Có thể nói đây là một phương pháp hỗ trợ giảm thiểu chứng mất ngủ hiệu quả mà không gây ra các ảnh hưởng lớn như các loại thuốc ngủ truyền thống.
Tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn được phép lệ thuộc và sử dụng kẹo ngủ một cách vô thức. Bởi nếu lạm dụng quá mức, bạn sẽ có thể mắc phải những tác hại của kẹo ngủ melatonin mà bản thân không hề mong muốn.
2. Tác hại của kẹo ngủ melatonin cần cảnh giác
Việc coi kẹo ngủ như một phương pháp "an toàn" thay thế cho thuốc ngủ truyền thống có thể dẫn đến sự lạm dụng mà không suy nghĩ đến những tác hại lâu dài. Vì thế, để tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc hoặc gặp phải các vấn đề không mong muốn, hãy cùng tìm hiểu những tác hại của kẹo ngủ melatonin mà bạn cần phải cảnh giác.
2.1. Giảm sức khỏe miễn dịch cơ thể
Việc lạm dụng kẹo ngủ melatonin có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Melatonin, mặc dù là một hormone tự nhiên giúp điều chỉnh giấc ngủ, nhưng khi được bổ sung quá mức, nó có thể làm suy giảm khả năng sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể.

Điều này làm mất cân bằng hệ miễn dịch, khiến cơ thể chúng ta trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các bệnh tật, nhiễm trùng,... Có thể kể đến một số triệu chứng suy giảm sức khỏe khi bạn cố tình dùng nhiều kẹo ngủ melatonin như ho, hen suyễn, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,...
2.2. Rối loạn nội tiết
Một trong những tác hại của kẹo ngủ melatonin đáng lo ngại là sự ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết của cơ thể. Khi sử dụng melatonin quá liều, bạn có thể gặp phải những vấn đề như suy giảm chức năng tuyến yên, rối loạn nội tiết, thậm chí làm thay đổi sắc tố da.

Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, việc sử dụng kẹo ngủ không đúng cách có thể làm rối loạn việc tiết sữa, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Còn ở nam giới, lạm dụng melatonin có nguy cơ làm suy giảm chức năng sinh lý, phù nề dương vật và gây phì đại vòng ngực, khiến cánh đàn ông cảm thấy tự ti hơn.
2.3. Melatonin làm ảnh hưởng xấu đến thần kinh, tim mạch
Kẹo ngủ melatonin không chỉ ảnh hưởng đến nội tiết mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với hệ thần kinh và tim mạch khi lạm dụng. Sử dụng melatonin quá mức trong kẹo ngủ có thể khiến bạn gặp những tình trạng chóng mặt, nhức đầu, và mất tập trung. Về lâu dài, các phản ứng phụ này sẽ làm suy yếu hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng lo âu hoặc trầm cảm nghiêm trọng.

Đối với hệ tim mạch, việc tiêu thụ melatonin thường xuyên và không đúng liều lượng có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn nhịp tim hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý về tim mạch.
2.4. Kẹo ngủ melatonin làm nhiễu loạn đồng hồ sinh học
Kẹo ngủ melatonin chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả cải thiện giấc ngủ khi được sử dụng đúng liều lượng và thời điểm. Ngược lại, nếu lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào nó, tác hại của kẹo ngủ melatonin gây ra lúc này sẽ khiến nhịp sinh học tự nhiên của bạn bị đảo lộn nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể dần mất đi khả năng tự điều chỉnh giấc ngủ, gây khó khăn trong việc ngủ đúng giờ và thức dậy đúng nhịp, dẫn đến tình trạng mất ngủ càng thêm nghiêm trọng.
3. Hướng dẫn cách sử dụng kẹo ngủ melatonin đúng cách
Có thể thấy, qua phần phân tích bên trên, bạn cũng đã trả lời được các câu hỏi như “kẹo ngủ melatonin có tốt không?” hay “uống melatonin nhiều có hại không?”. Do đó, để hạn chế tác hại của kẹo ngủ melatonin, hãy tham khảo những hướng dẫn sử dụng mà KATA Technology đem đến ngay dưới đây.
3.1. Nên uống melatonin vào lúc nào là tốt nhất?
Để melatonin phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên uống vào buổi tối, khoảng 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ, giúp cơ thể chuẩn bị bước vào giấc ngủ tự nhiên. Tuy nhiên, việc bổ sung melatonin dưới dạng kẹo ngủ hoặc viên nén chỉ nên được áp dụng trong một số tình huống như:
-
Mất ngủ do lệch múi giờ: Khi đi du lịch, công tác qua nhiều múi giờ, việc uống melatonin có thể giúp bạn đồng bộ lại đồng hồ sinh học của cơ thể.
-
Rối loạn giấc ngủ do ca làm việc: Những người làm ca đêm có thể uống melatonin để hỗ trợ giấc ngủ ban ngày.
-
Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên: Sử dụng melatonin sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian cần thiết để đi vào giấc ngủ, từ đó kéo dài thời gian ngủ và cải thiện chất lượng ngủ.
3.2. Liều lượng khuyến nghị dùng
Uống melatonin có hại không còn phụ thuộc chủ yếu vào liều lượng mà bạn sử dụng. Theo các chuyên gia, liều lượng melatonin được khuyến nghị sử dụng cho từng đối tượng như sau:
-
Đối với trẻ em: tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà liều lượng cũng dao động khác nhau ví dụ như trẻ mất thị lực bị rối loạn dùng liều từ 0.5 - 4mg trong 6 năm, trẻ rối loạn giấc ngủ trì hoãn dùng liều từ 1 - 6mg trong vòng 1 tháng, trẻ mất ngủ nguyên phát có thể dùng liều 5mg,... Đặc biệt, đều cần đến ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
-
Đối với người trưởng thành bị rối loạn giấc ngủ: ~1 đến 5mg hàng ngày.
-
Đối với những người chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi múi giờ, bạn có thể giảm liều lượng từ 0.5mg đến 5mg.
-
Đối với những người bị chứng mất ngủ nguyên phát dùng liều từ 2 - 3mg
-
Đối với những người bị chứng mất ngủ thứ phát dùng liều từ 2 - 12mg tối đa trong vòng 4 tuần.

Ngoài ra, melatonin không được phép tự ý sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ dưới 12 tuổi. Ở những trường hợp này, nếu gặp phải các vấn đề liên quan giấc ngủ, bạn cần thăm khám và nghe theo tư vấn đến từ bác sĩ.
3.3. Lựa chọn loại kẹo ngủ melatonin chất lượng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kẹo ngủ melatonin, phổ biến nhất là kẹo ngủ melatonin 10mg và 5mg từ thương hiệu Natrol. Trong đó, hai loại kẹo ngủ melatonin 5mg và 10mg khác nhau chủ yếu ở hàm lượng melatonin có trong 1 viên kẹo. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng người, bạn nên chọn loại phù hợp với cơ thể và mục tiêu cải thiện giấc ngủ của mình.

Quan trọng hơn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chất lượng của sản phẩm, vì tình trạng hàng giả và kém chất lượng đang ngày càng phổ biến. Để đảm bảo an toàn, hãy tìm mua tại các nhà thuốc uy tín hoặc các cửa hàng có đánh giá tích cực từ người tiêu dùng, chẳng hạn như kẹo ngủ nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc Pharmacity,...
Tìm mua đúng loại, sử dụng đúng cách và đúng liều lượng kẹo ngủ melatonin chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà vẫn an toàn cho cơ thể, hạn chế tối đa các tác hại của kẹo ngủ melatonin xảy ra.
4. Kết luận
Nhìn chung, kẹo ngủ melatonin có thể là một giải pháp hữu ích cho những ai gặp khó khăn trong việc ngủ. Nhưng không vì thế mà bạn lơ là đi các tác hại của kẹo ngủ melatonin có thể gặp phải. Hy vọng với những thông tin mà KATA Technology chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng kẹo ngủ melatonin một cách an toàn và có trách nhiệm, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân nhé!