Ăn Thơm Nhiều Có Tốt Không? Cách Ăn Thơm Giảm Cân Hiệu Quả?
Nhiều chị em giảm cân gặp thắc mắc ăn thơm nhiều có tốt không
1. Tìm hiểu trái thơm có tác dụng gì?
1.1. Ngăn chặn các bệnh lý viêm nhờ enzyme có lợi
Ăn thơm giúp ngăn ngừa các loại bệnh lý viêm
1.2. Chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch chắc khỏe
Ngoài ra, một lợi ích khác mà bạn không thể ngờ tới của dứa chính là khả năng phòng ngừa ung thư nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong dứa như: vitamin A, beta-caroten, manga,...
1.3. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan răng nướu
Trái thơm và tác dụng điều trị các bệnh răng nướu
1.4. Ngăn ngừa tăng huyết áp
1.5. Hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, cung cấp năng lượng
Ăn thơm đúng cách giúp thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa
2. Giải đáp: Ăn thơm nhiều có tốt không?
Sau một số các nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng từ Hiệp hội Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đưa ra công bố 100g dứa sẽ chứa khoảng 48 - 50 calo. Trung bình một quả dứa có trọng lượng từ 500g - 2kg tùy loại. Như vậy, một quả dứa sẽ cung cấp từ 250 - 1000 calo. Ngoài ra một số dạng chế biến khác với dứa cũng có những hàm lượng calo khác nhau. Chẳng hạn: một ly nước ép thơm 300ml tương đương ~130 calo; 100g mứt dứa: 250 - 300 calo, salad dứa rau củ khoảng 100 - 150 calo.
Hàm lượng calo có trong dứa
Mặc dù hơn 87% thành phần của dứa có cấu tạo là nước, được coi là một phương pháp kiểm soát việc thèm ăn hiệu quả dành cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng; tuy nhiên nếu lạm dụng ăn thơm quá nhiều sẽ có khả năng gặp phải những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe. Có thể kể đến một số tác hại nếu bạn quá lạm dụng vào việc ăn dứa vượt mức như:
-
Một số người khi ăn dứa có khả năng xuất hiện thêm các tình trạng dị ứng, phát ban, tiêu chảy hoặc buồn nôn…Tình trạng dị ứng này tuy có thể tự thuyên giảm sau vài giờ nhưng nếu cố chấp ăn quá nhiều dứa, có thể nguy hiểm cho cả cơ thể
-
Ăn cả lõi dứa có thể hình thành nên các búi xơ ruột trong đường ruột dẫn đến quá trình tiêu hóa gặp cản trở
-
Dứa xanh mang rất nhiều độc, do đó, nếu bạn ăn dứa khi nó chưa chín hoàn toàn có thể gây ra rát cuống họng, thậm chí vướng phải các bệnh tiêu chảy, nôn mửa,...
-
Dứa có tính axit nên mặc dù mang lại hiệu quả giúp răng chắc khỏe, nếu bạn hấp thụ thơm quá mức trong thời gian dài, men răng ngược lại có thể bị bào mòn khiến răng nướu của bạn trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn
- Trong thành phần của thơm có chứa một loại đường fructose có khả năng làm tăng lượng đường glucose trong máu nên nếu đang bị tiểu đường, bạn cần hết sức cẩn trọng khi ăn dứa
Nguy hại khi ăn dứa quá mức cho phép
3. Lựa chọn nên ăn dứa vào lúc nào để giảm cân?
-
Ăn dứa trước bữa ăn chính khoảng 30 phút: Đây là cách giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn hấp thụ trong bữa chính để giảm cân hiệu quả. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép dứa, nhưng không nên thêm đường hay sữa.
-
Ăn dứa sau bữa ăn chính khoảng 30 phút: Khoảng thời gian này dứa sẽ đóng vai trò giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Bạn cũng có thể ăn dứa như một món tráng miệng thay cho các món ngọt, béo, giàu calo.
-
Ăn dứa vào buổi sáng kết hợp với các loại hạt: Đây là cách giúp bạn bổ sung năng lượng đầu ngày. Bạn có thể ăn dứa kèm với các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó), sữa chua không đường, hoa quả khác như táo, nho…để tăng độ ngon và dinh dưỡng. Hãy lưu ý nhất định phải ăn kèm dứa với các loại hạt khác, tránh ăn thơm khi bụng đói có thể gây ra cảm giác cồn cào, ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
- Nếu có ý định giảm cân với dứa, bạn cũng nên cân nhắc khi tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến từ dứa như: dứa đóng hộp, mứt dứa, siro dứa, nước ép dứa đóng hộp, bánh dứa đóng gói,...Bởi những món ăn này chứa nhiều chất béo hoặc đường có thể khiến bạn không kiểm soát được cân nặng và tăng cân.
Lưu ý khi sử dụng dứa để giảm cân
-
Người mắc bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao
-
Thai phụ trong 3 tháng đầu cũng không nên ăn dứa vì có thể gây kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non
-
Những người có tiền sử viêm da cơ địa hoặc dạ dày cũng không nên ăn dứa.
- Những người đang sử dụng thuốc điều trị như thuốc chống đông máu, chống co giật, chống viêm…cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên môn trước khi ăn.