Massage bà bầu và những thông tin cần nắm rõ

Tác giả:
Ngày đăng: 21/06/2023
Cập nhật: 20/06/2023

Phụ nữ mang bầu có massage được không? Những lưu ý khi massage cho bà bầu là gì? Cách massage an toàn cho bà bầu tại nhà như thế nào?

Trong quá trình mang bầu, cơ thể và tâm lý của phụ nữ thường có sự thay đổi lớn nên cần có sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các liệu pháp massage giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần thường được gợi ý thực hiện cho các bà bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải hết sức lưu ý tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé, cần có sự chỉ định rõ ràng từ các bác sĩ chuyên khoa. Trong bài viết dưới đây, KATA Technology sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần nắm rõ khi massage cho bà bầu cũng như một số lưu ý khi tự thực hiện tại nhà.

Bà bầu có massage được không?

Để trả lời cho câu hỏi có massage được cho bà bầu không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu massage trước khi sinh là gì cùng như những lợi ích khi thực hiện liệu pháp này là gì?

Massage cho bà bầu trước khi sinh là gì?

Việc thực hiện mát-xa trước khi sinh nhằm mục đích điều chỉnh phù hợp những thay đổi về giải phẫu nhằm chuẩn bị cho phụ nữ sức khỏe và tinh thần tốt nhất trước khi trải qua quá trình sinh đẻ. Theo cách thực hiện truyền thống, các bà bầu được chỉ định thực hiện bằng cách dành một nửa thời gian trong tư thế nằm sấp để tập làm quen trước khi mang thai và một nửa thời gian thực hiện việc massage để giảm cảm giác đau nhức ở phần thắt lưng, cải thiện tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần. 

Khi massage cho phụ nữ mang thai bắt buộc phải được các chuyên viên được đào tạo kỹ càng hoặc các bác sĩ chuyên về vật lý trị liệu trực tiếp đảm nhận bởi nếu thực hiện sai sẽ gây ảnh hưởng lên cả mẹ và bé, làm gián đoạn lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể do gây áp lực không đúng cách và không đúng chỗ. Lưu ý khi chuẩn bị giường mát-xa cho bà bầu trong quá trình mang thai thường có khoảng trống ở giữa để thực hiện các động tác massage trong tư thế úp sấp mặt. Đối với các bài tập nằm nghiêng người để thực hiện, cần kê đệm và gối êm bên dưới để giảm thiểu lực đè nén lên phần bụng của phụ nữ khi thực hiện massage.

Bà bầu có massage được không?

Massage trước và trong khi sinh được đánh giá là an toàn miễn là được sự cho phép và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong khi thực hiện. Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các bà bầu không nên đi massage vì có thể gây chóng mặt hoặc ốm nghén cao hơn. Bạn nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà để làm quen với việc khi mang thai trong giữa chu kỳ thai sản và khoảng thời gian sắp sinh.

Trong khi thực hiện massage, các nhà trị liệu xoa bóp thường tránh một số điểm nhất định tránh gây áp lực lên vì dễ gây tổn thương như mắt cá chân và gót chân bởi các vị trí này dễ gây ra co thắt. Đặc biệt, trong quá trình mang thai tuyệt đối không thực hiện massage xoa bóp trên vùng bụng bởi có thể gây áp lực lên vùng mang thai bé.

Giai đoạn nửa sau thai kỳ từ tháng tư mang thai trở đi, các bà bầu không nên nằm ngửa khi thực hiện massage bởi trọng lượng của bé và tử cung có thể dồn nén xuống các mạch máu làm giảm lưu thông, ảnh hưởng không tốt đến nhau thai và các vấn đề sức khỏe khó lường khác. Hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng đảm bảo an toàn cho cơ thể và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Trong suốt quá trình này, hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa về tất cả các vấn đề, thắc mắc liên quan và những cảm nhận bất thường để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về tay nghề và giấy phép thực hiện trị liệu của các cơ sở spa trước khi đến sử dụng dịch vụ, kiểm tra tình trạng cơ thể có ở mức tốt không, có hiện tượng đáng lo nào không và làm theo chính xác các chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn được chẩn đoán mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, huyết áp cao, các bệnh có khả năng gây biến chứng cao khi sinh thì tuyệt đối không nên đi mát-xa để tránh những rủi ro nghiêm trọng hơn.

Lợi ích của việc massage bà bầu trong khi mang thai

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, massage cho phụ nữ mang thai giúp thư giãn tinh thần, làm giảm các hormone gây căng thẳng trong cơ thể, thả lỏng cơ bắp cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Mát-xa đúng cách còn giúp lưu thông máu tốt hơn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, thúc đẩy quả trình đào thải độc tố trong cơ thể thai sản.

Ngoài ra, thực hiện mát-xa đúng cách còn tạo ra tương tác trực quan hơn giữa mẹ và bé, là cầu nối tâm lý giữa sản phụ và thai nhi, đem lại cảm giác thoải mái để cho bé cảm nhận tốt hơn. Giấc ngủ của sản phụ sau khi thực hiện cũng tốt hơn, sâu hơn bởi các hormone trong cơ thể được cân bằng, tâm trạng của sản phụ cũng thoải mái hơn, ít bị stress hơn. Đây cũng chính là một trong những biện pháp hiệu quả ngăn ngừa chứng trầm cảm mà không cần dùng thuốc. 

Massage lưng cho bà bầu

Những biện pháp massage lưng bà bầu

Hầu hết các phụ nữ trong khi mang thai từ tháng thứ 4 nửa sau chu kỳ trở đi thường xuất hiện các dấu hiệu của triệu chứng đau lưng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do:

  • Tăng cân khiến cơ thể không kịp thích ứng: Ở chu kỳ thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 11-16kg làm cho cột sống khó có thể nâng đỡ được trọng lượng đó gây ra tình trạng đau thắt lưng, tổn thương cột sống và chèn ép gây đau nhức các dây thần kinh.

  • Thay đổi nội tiết tốt trong cơ thể: Sự thay đổi trong hormone dẫn đến các thay đổi trong cơ thể làm các dây chằng xương chậu giãn ra, các khớp yếu hơn dẫn đến khả năng chịu áp lực thân trên khi đi lại kém hơn so với bình thường.

  • Tách cơ: Khi tử cung mở rộng ở nửa sau chu kỳ mang thai, vị trí 2 cơ song song chạy từ khung xương sườn tới xương mu thường tách dọc ra dọc theo đường trung tâm khiến cho tình trạng đau lưng càng ở thai sản càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc thực hiện các bài tập sau đây sẽ giúp các họ khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai và ngăn ngừa các biến chức thể chất sau khi sinh tốt hơn:

  • Tập thể dục khi mang thai theo lịch trình thường xuyên vừa giúp tăng cường cơ bắp và sự dẻo dai cho cơ thể, vừa giảm áp lực lên cột sống trong quá trình mang thai. Các bài tập cho phụ nữ mang thai thường là: đi bộ, bơi lội hoặc sử dụng máy mô phỏng đạp xe ngay tại nhà. Ngoài ra, các bài tập của bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn tại nhà cũng giúp cải thiện sức khỏe cho vùng lưng và bụng.

  • Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng lưng bị đau tối đa trong 20 phút và theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không chườm trực tiếp lên vùng bụng đang mang thai.

  • Châm cứu và thực hiện việc nắn chỉnh cột sống: Khi thực hiện phải có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa một cách kỹ càng nhất.

  • Tập các bài yoga cho bà bầu đơn giản ngay tại nhà để giảm đau lưng và ngăn ngừa các biến chứng cong vẹo cột sống sau sinh.

  • Ngoài ra, trong quá trình mang thai, thai sản không nên đi các loại giày cao gót, vận động thể chất quá mạnh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hướng dẫn chi tiết massage lưng cho bà bầu

Trước khi thực hiện các bài tập massage lưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải tìm hiểu cũng như đọc kỹ các hướng dẫn chi tiết. Quá trình massage, thực hiện các bài tập lưng cho phụ nữ mang thai thường bao gồm các bước cơ bản sau đây:

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất cho các sản phụ. Hãy nghe một bài nhạc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích hoặc tập hít thở đều đặn trước khi thực hiện. Người đồng hành trong mỗi buổi tập sẽ giúp họ bớt căng thẳng và lo lắng hơn, một lời động viên cũng sẽ giúp tạo tâm lý thoải mái trước khi bắt đầu vào bài tập.

  • Hướng dẫn thai phụ các tư thế trong bài tập như: nằm nghiêng người về phía bên trái hoặc tư thế khi ngồi và sử dụng một chiếc gối kê ở khuỷu chân để chống mỏi. Tiếp theo, người massage sẽ xoa nóng 2 bàn tay, dùng các đầu ngón tay bắt đầu massage từ gáy và xoa bóp nhẹ nhàng xuống phần hông. Sau đó, xoa bóp ngược trở lại vùng vai, xoa bóp kéo dọc cơ thể và tỏa ra 2 bên sườn.

  • Người massage dùng 2 tay lần lượt ấn bóp nhẹ, kéo giãn nhẹ các cơ. Tiếp theo, người thực hiện dùng ngón tay cái nhấn nhẹ vào các điểm căng cứng, phần trên của lòng bàn tay để  xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Chú ý xoa bóp đều tay, nhẹ nhàng ở vùng vai, vùng lưng dưới và phân dưới hông.

  • Lặp lại các bước massage trên từ từ và với tốc độ chậm hơn. Cuối cùng, sau khoảng 15-20 phút sẽ kết thúc bài massage.

Lưu ý khi massage lưng cho bà bầu 

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình thực hiện mát-xa lưng cần chú ý các điều như sau trong khi thực hiện:

  • Thực hiện massage sau khi ăn khoảng từ 2-3  giờ, không làm khi quá no hoặc quá đói.

  • Thời gian cho một lần massage tối đa chỉ khoảng 15 - 20 phút;

  • Thay đổi tư thế thường xuyên trong quá trình massage để xem phản ứng của cơ thể.

  • Chỉ nên massage vào quý II hoặc quý III của thai kỳ để tránh ảnh hưởng xấu.

  • Trong khi massage, nếu sản phụ cảm thấy choáng, buồn nôn, khó chịu hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác thì cần dừng thực hiện ngay và đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

  • Những sản phụ có nguy cơ bị sảy thai cao hoặc đang mắc các vấn đề về sức khỏe khác, cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi thực hiện massage.

Massage bà bầu: Massage đầu, bụng, chân, lưng…

Ngoài các bài tập massage lưng thông thường, chúng tôi xin gợi ý cho các sản phụ các bài tập khác tại nhà để tham khảo thực hiện hiệu quả hơn:

  • Nhẹ nhàng xoa chân với kem dưỡng da: Thực hiện xoa nhẹ kem dưỡng lên phần đầu bàn chân và tác động từ các ngón chân về phía mắt cá chân theo những vòng tròn nhỏ. Thực hiện thêm ở phần gót chân vào mùa đông để tránh tình trạng nứt nẻ.

  • Xoa lưng: trong tư thế ngồi dậy hoặc nằm nghiêng, các chuyên viên mát-xa hoặc đối tác sẽ dùng hai tay vuốt lên xuống lưng và hai bên cột sống 

  • Xoa vai: Dùng lòng bàn tay hoặc các đầu ngón tay nhấn nhẹ nhàng lên một bên cổ và lặp lại ở phần vai con lại.

  • Mát xa da đầu: Sử dụng các loại dầu dưỡng sau khi gội đầu, sử dụng tay di chuyển từ đáy hộp sọ đến chân tóc, và thực hiện mát-xa nhẹ nhàng. 

Tổng kết

Với những chia sẻ bên trên, KATA Technology đã cùng bạn tìm hiểu về những lợi ích cũng như lưu ý khi thực hiện các bài tập massage cho sản phụ trong quá trình mang thai đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Trước khi thực hiện, bạn hãy trao đổi và được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro không đáng có nhé!

0353697777
Yêu cầu tư vấn