Trả lời thắc mắc: Ăn đu đủ có giảm cân không?
1 quả đu đủ bao nhiêu calo? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của đu đủ
Nếu ăn một quả đu đủ trung bình nặng khoảng 500g, bạn chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 160 calo. Con số này cho thấy đu đủ là một loại trái cây ít calo, và rất phù hợp cho những người đang tập trung vào việc giảm cân.
Ngoài việc biết về lượng calo, nhiều người cũng quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của đu đủ. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, 100g đu đủ chín cung cấp khoảng 42 calo, 0,45g protein, 0,26g chất béo, 1,6g chất xơ, và 7,82g đường. Đu đủ còn chứa một loạt các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B6, Magie, Canxi, Kali, cùng với nhiều chất chống oxy hóa như Lutein, Beta-carotene, và Zeaxanthin.
Tóm lại, đu đủ không chỉ là một lựa chọn tốt cho việc giảm cân mà còn là một nguồn dinh dưỡng phong phú cho sức khỏe tổng thể.
Giải đáp: Ăn đu đủ có giảm cân không?
-
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Đu đủ giàu Vitamin B và các khoáng chất, giúp ngăn ngừa oxy hóa cholesterol và hạn chế tạo ra các magie xơ vữa, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
-
Tốt cho hệ tiêu hoá: Đu đủ giàu chất xơ, kích thích tiêu hoá và làm sạch đại tràng. Đặc biệt, giúp cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
-
Tốt cho thị lực: Hàm lượng Vitamin A cao giúp duy trì sự khỏe mạnh của mắt.
- Tốt cho làn da: Đu đủ giúp tăng sinh collagen, giúp da trở nên căng mịn và ngăn chặn quá trình lão hoá.
Với nhiều chất xơ, ít tinh bột và ít chất béo, đu đủ không gây lo ngại về tăng cân. Hơn nữa, loại quả này cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn vặt sau khi ăn, giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong ngày một cách tự nhiên nhất.
Những lưu ý khi ăn đu đủ để giảm cân an toàn và hiệu quả
Đối tượng không nên ăn đu đủ
-
Những người gặp các vấn đề về đường hô hấp: Papain, một enzym có trong đu đủ xanh, có thể gây dị ứng mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn hô hấp. Người đang bị hen suyễn nên tránh loại trái cây này.
-
Bệnh thận: Vitamin C có trong đu đủ có thể gây hại cho thận, đặc biệt là ở những người mắc bệnh thận. Sử dụng liều vitamin C cao có thể gây ra khối u ở thận.
-
Những người tiêu hóa kém: Đu đủ là chất nhuận tràng tốt và giàu chất xơ, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy và đầy hơi.
-
Người bị hạ đường huyết: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây ra các triệu chứng như run rẩy và tim đập nhanh ở những người bị hạ đường huyết.
- Phụ nữ mang thai: Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, nếu ăn quá nhiều có thể gây sảy thai ngoài ý muốn do khả năng kích hoạt cơn co thắt tử cung. Vì vậy tốt hơn hết, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dung nạp loại trái cây này trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Thời điểm ăn đu đủ và lượng đu đủ khuyến nghị nên ăn trong ngày
Thời điểm tốt nhất để thưởng thức đu đủ chín là sau các bữa chính khoảng 1-2 giờ. Đối với những người đang ăn kiêng và muốn sử dụng đu đủ chín như một phần của chế độ giảm cân, việc ăn chúng trong bữa chính, đặc biệt là bữa trưa, là lựa chọn hợp lý nhất.
Các phương pháp chế biến đu đủ giúp giảm cân nhanh chóng
-
Sinh tố đu đủ: Gọt vỏ, cắt miếng nhỏ và cho vào máy xay sinh tố. Thêm vài thìa sữa, sữa tươi vào máy xay để có ly sinh tố đu đủ thơm ngon. Bạn cũng có thể kết hợp với bơ hoặc chuối để tạo hỗn hợp sinh tố đậm vị. Đối với những bạn đang thực hiện giảm cân có thể thay thế bằng các loại sữa ít calo để giảm thiểu lượng calo cho ly sinh tố của mình.
- Chè đu đủ: Món tráng miệng này phù hợp vào những ngày nóng. Kết hợp đu đủ với nước cốt dừa để có vị ngọt béo thơm ngon. Tuy nhiên, chè đu đủ cung cấp nhiều calo, nên bạn chú ý không nên thường xuyên sử dụng nếu muốn giảm cân.
-
Canh đu đủ hầm xương: Chọn đu đủ xanh để không tạo vị chua. Thái đu đủ vừa ăn, hầm xương cho nhừ rồi cho đu đủ vào. Nêm gia vị cho hợp khẩu vị.
- Nộm đu đủ: Kết hợp đu đủ xanh, cà rốt, tôm, tai heo, rau thơm, đậu phộng rang và các gia vị cần thiết. Bào sợi đu đủ và cà rốt, ngâm vào nước muối, rửa sạch và vắt khô. Trộn với nước mắm chua ngọt, tôm, tai heo, đậu phộng và rau thơm là hoàn thành.
Cách bảo quản đu đủ và chú ý khác khi ăn
-
Cảnh giác với lượng đường: Vì đu đủ chứa nhiều đường, một số người như người đái tháo đường, người bị vàng da, người bị dạ dày, người có cơ địa dị ứng, người tiêu hóa kém, người bị loãng máu nên hạn chế tiêu thụ đu đủ.
- Không ăn hạt đu đủ: Hạt đu đủ chứa chất độc carpine, việc tiêu thụ lượng lớn carpine có thể gây rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
-
Hạn chế ăn đu đủ lạnh: Do tính hàn của đu đủ, không nên ăn đu đủ lạnh hoặc không nên bảo quản trong tủ lạnh.
-
Không ăn khi đi ngoài: Tránh tiêu thụ đu đủ khi bạn đang có vấn đề về tiêu chảy và đi ngoài trầm trọng, vì đu đủ chín có tính nhuận tràng và giàu chất xơ.
- Lưu ý với đu đủ xanh khi mang thai: Phụ nữ mang thai tránh ăn đu đủ xanh để tránh nguy cơ gây hại cho thai nhi và sảy thai ngoài ý muốn.
Đưa đu đủ và chuối vào cùng một túi và đóng chặt hoặc buộc kín. Trong vòng khoảng một ngày, đu đủ sẽ chín và có mùi thơm đặc trưng, với màu da tươi tắn. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp nếu bạn muốn bảo quản đu đủ trong thời gian dài. Quả chín chỉ giữ được hương vị ngọt ngào trong vài ngày.